Đến tận ngày nay và có thể là tương lai xa, bánh mì vẫn giữ vững ngôi vị “món ăn quốc dân” và khó có thể bị lật đổ.
Ở tại Việt Nam, bánh mì có thể được tìm thấy ở mọi ngách ngách đường phố, từ trục đường lớn cho đến các ngõ hẻm nhỏ ít người biết đến. Vậy bánh mì có nguồn gốc như thế nào mà có thể đứng vững và phát triển mạnh mẽ trên thị trường đồ ăn khốc liệt?
Ổ bánh mì đầu tiên “trình làng” vào khoảng 1859, cuộc viễn chinh của thực dân Pháp chiếm thành Gia Định ( Sài Gòn ) đã mang theo bánh baguette để thoả cái thú ẩm thực phong lưu của mình. Họ đã cho xây lò bánh mì gạch đầu tiên tại phố Paul Bert ( hiện nay thuộc phố Tràng Tiền). Những chiếc baguette hình thuôn dài, ruột đặc được ra đời đầu tiên tài Sài Gòn đặt nền móng đầu tiên cho sự ra đời và phát triển bánh mì Việt Nam sau này.
Món bánh có nguồn gốc từ nước Pháp này nhanh chóng được ưa thích và trở nên phổ biến. Đó cũng là lúc người Sài Gòn đã biến tấu chiếc baguette trở nên gần gũi hơn với người Việt. Chiều dài bánh cắt ngắn chí còn 30-40 cm, vỏ bánh nướng giòn, ruột mềm rỗng xốp hơn. Đây cũng là điểm tạo nên sự khác biệt giữa bánh mì Việt Nam so với bánh Tây.
Nhưng bánh mì kẹp Việt Nam chỉ thật sự được định hình khi cửa hàng Hòa Mã của ông Hòa, bà Tịnh xuất hiện năm 1958. Do bà Tịnh từng có thời gian làm cho hãng thịt nguội chuyên cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng Pháp ở Hà Nội, nên khi vào Sài Gòn họ đã mở cửa hàng bán bánh mì, thịt nguội phục vụ người bản xứ.
Thời đó, bánh mì vẫn phục vụ theo cách ăn của người Pháp, bánh mì và thịt nguội được đặt trên đĩa và sử dụng dao, nĩa để thưởng thức. Nhưng sau khi quan sát, ông bà chủ tiệm Hoà Mã nhận thấy rằng không phải ai cũng có thời gian, nhu cầu ngồi lại tại quán để ăn, nên họ quyết định kẹp bánh mì với chả lụa, pate để cho mọi người mang đi. Đây cũng là một trong các lí do khiến bánh mì phát triển mạnh mẽ đến ngày nay: tính tiện dụng.
Năm 1883, bánh mì đã xuất hiện ở trên các con phố Hà Nội, đáp ứng nhu cầu cho gần 500 người Pháp gồm: vợ con sỹ quan, binh lính, công chức và những người từ Pháp qua sinh sống và làm ăn.
Lịch sử bánh mì đã trải qua tới 3 thế kỉ, là món ăn thuộc hàng quốc dân, bánh mì có mặt ở mọi miền đất nước. Càng các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, các hàng bánh mì càng nhiều và bánh mì càng đa dạng về biến tấu.
Đến thế kỉ 21, bánh mì kẹp trở thành một trong những đại diện ưu tú cho nền văn hoá ẩm thự của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng.
Trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Chúng ta phải coi văn hoá ngang bằng với những lĩnh vực quan trọng nhất như chính trị, kinh tế chứ không phải là một lĩnh vực thêm vào cho đủ. Tổng Bí thư cũng muốn gửi tới toàn dân ta một thông điệp rằng văn hoá ở đây có sức mạnh nội tại, tự thân và một dân tộc muốn trường tồn là phải dựa trên nền văn hoá của mình”.
Thuận theo chỉ thị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bánh mì Vũ Như được ra đời mang môt vai trò đầy ý nghĩa là kế thừa và phát huy văn hoá ẩm thực dân tộc nói chung và Hà Nội nói riêng. Truyền thống luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển trong con người, nó theo chiều hướng của tương lai. Mỗi người đều mang trong mình những giá trị truyền thống ở các mức độ khác nhau. Bánh mì Vũ Như luôn cố gắng giữ lại đúng cái thật nhất, đặc sắc nhất của ổ bánh mì năm 1883. Và mong muốn tinh thần này nhân rộng thêm nhiều nữa để mỗi con ngõ đều chứa đựng nét xưa, nền ẩm thực “tuyệt đỉnh” của người Hà Thành xưa.