Cùng là ổ bánh mỳ với pate, thịt xá xíu,..được trải dài trên mảnh đất chữ S thân yêu. Nhưng mỗi nơi mỗi vùng đều mang một nét đẹp rất riêng rất khác biệt. Nói về bánh mỳ truyền thống không thể không nhắc đến hai miền đất có nguồn gốc bánh mỳ lâu đời nhất: Sài Gòn và Hà Nội. Hãy cùng nhau tìm hiểu xem vậy sự khác nhau giữa hai miền đất đầy hứa hẹn này là gì nhé!!
Bánh mì Hà Nội
Bánh mì xuất hiện ở Hà Nội muộn hơn Sài Gòn một chút. Dân Hà Thành khi xưa gọi bánh mì là “bánh Tây” vì có có nguồn gốc từ nước Pháp. Cho đến thập niên 30, mọi người bắt đầu dùng bánh mì kẹp pate, xúc xích,..cho bữa sáng khởi đầu gày mới.
Bánh mì Hà Nội truyền thống lại có phần nhân đơn giản hơn so với Sài Gòn. Người Hà Nội họ tinh tế đưa từng nguyên liệu vào trong ổ bánh mì, không cần quá cầu kì nhưng cũng đủ để con người nơi đây yêu, gắn bó cái đơn giản này. Vẫn là bánh mì vỏ giòn làm theo chuẩn của người Âu (Baguette là một ví dụ) nhưng bánh mì Việt Nam có hai điểm khác biệt lớn nhất: vỏ bánh mì mỏng giòn hơn và ruột xốp , “mỏng” hơn. Ruột bánh xốp, mềm phết lên lớp bơ nhạt, pate đậm đà, thơm bùi mang đậm nét riêng của Hà Nội và có thêm vài lát mỡ pate béo ngậy ăn kèm. Ngoài ra, bánh còn kẹp chung với ruốc , thịt xá xíu, xúc xích đỏ truyền thống – hương vị khó có thể tìm kiếm ở Sài Gòn. Ăn kèm rau chỉ là vài lát dưa leo, nhúm rau mùi làm bật lên các nguyện liêu còn lại và chống đỡ ngán.
Về phần nước sốt, rưới lên bánh mì là tương ớt cay dịu, rất thơm và có vị chua nhẹ. Nếu muốn đậm đà hơn nữa, người Hà Nội họ không sử dụng các loại sốt thay vào đó là muối tiêu. Để tìm kiếm sự bùng nổ trong món ăn, rắc vào thêm tí muối tiêu, đây là cách ăn truyền thống lâu đời từ xưa nhưng đã dần bị mai một: nếu nhạt thêm muối tiêu, nếu cần bùng nổ đậm đà cũng thêm muối tiêu.
Nói về cách ăn truyền thống trên, hiện nay trên thị trường đa dạng các loại bánh mì khác nhau dần dà ổ bánh mì truyền thống thực sự đã ít được xuất hiện. Để tiếp nối tinh hoa ẩm thực truyền thống, để cách ăn cách sống của các cụ ta không bị mất đi. Bánh mì Vũ Như đã ra đời mong muốn góp phần nhỏ vào công cuộc gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc. Ở Vũ Như, tái hiện lại đúng hương vị xưa, cái hương vị người lớn tuổi thích, người trẻ chưa được thưởng thức qua. Tái hiện lại đúng cái bánh mì không rau củ muối, không nước sốt các loại…
Chiếc bánh mì pate đúng kiểu Hà Nội như ngày xưa chỉ gồm bơ thơm, pate gan, ruốc, xá xíu, thêm chút tương ớt, muối tiêu thiên về vị mặn, ngậy, xốp, giòn.
Chạy bộ vòng Hồ Tây, nhâm nhi cốc café trứng buổi sáng, ăn ổ bánh mì truyền thống. Từ lâu đây đã được coi là đặc trưng phong cách sống con người Hà Thành.
Bánh mì Sài Gòn
“Bánh mì Sài Gòn, đặc biệt thơm ngon, ba ngàn một ổ”- giọng rao đặc trưng cô bán bánh mì trên chiếc xe đạp rong ruổi khắp ngõ ngách của Sài Gòn. Chiếc bánh mì giòn rụm, nóng hổi, hương thơm từ trứng, sữa và bột trộn cứ xen lẫn vào không khí chỗ cô ghé qua. Dân Sài Thành gọi bánh mì là ổ bánh mì vì ổ như ổ bánh bông lan Đến với Sài Gòn nơi luôn nổi tiếng với khẩu vị thiên ngọt ăn món nào cũng thích cho thêm đường vào để đậm đà món ăn hơn. Điều này cũng có thể nhận thấy trong khi thưởng thức món bánh mì. Những ổ bánh mới ra lò còn nóng, dậy mùi thơm của bột mì, hoà quyện lớp pate nâu hồng tươi béo tự nhiên, thơm bùi, đậm đà tạo nên hương vị truyền thống Sài Gòn xưa. Pate chiếm đến 70% độ ngon của chiếc bánh mì, vì vậy điểm khác biệt lớn nhất của hai miền Nam-Bắc có lẽ đến từ mùi vị pate. Ở Sài Thành không có những lát mỡ bên trên bề mặt Pate như ở Hà Nội. Thay vào đó, người Sài Gòn biến tấu ra các nước sốt gia truyền đặc trưng như sốt bơ, nước sốt cà chua, mayonnaise, nước sốt thịt xíu mại…
Bành mì Sài Gòn có lớp nhân phông phú, đa dạng như thịt mỡ nguội, jambon, thịt nướng, lạp xưởng, chà bông thịt (ruốc), chả lụa, xíu mại,…xịt thêm xì dầu tự làm, chan nước sốt gia truyền , phết lớp pate, thêm tí đồ chua, rau mùi và dưa leo. Cắn một miếng chỉ biết cảm thán về độ quyến rũ ngây ngất từ ổ bánh mì, hương vị Sài Thành khó có thể lẫn ở đâu.
Dù là bánh mì Sài Gòn hay Hà Nội mội nơi đều có đặc trưng riêng, cách ăn khác nhau, khẩu vị khác nhau, mỗi cách biếm tấu độc đáo của từng hàng quán nên luôn có “nét đẹp” riêng biệt, không thể nào so sánh. Có thể nói bánh mì Việt Nam là một món ăn quốc dân, luôn nằm chễm chễ trên các bảng xếp hạng món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Thật đáng tự hào về điều đó phải không nào!