17/04/2023

Nhân bánh mì pate “chuẩn” truyền thống Hà Nội có gì?

Bánh mì hiện nay trên thị trường có muôn hình vạn trạng như bánh mì gà, bánh mì bò, bánh mì cá, bánh mì heo quay… được dùng chung với nhiều loại sốt đặc biệt và nhiều loại topping ăn kèm khác nhau. Dù trên mỗi con hẻm, ngõ nhỏ đều có thể bắt gặp được chỗ bán bánh mì và ở nhiều mức giá khác nhau.

Thậm chí, bạn có thể tìm thấy một ổ bánh mì đáng giá hàng triệu đồng nhưng để tìm được ổ bánh mì đúng “gốc” xưa thì chắc phải lùng sục khắp cả Hà Nội. Nghe có vẻ hơi vô lí nhỉ? Tuy nhiên nó lại là sự thật đấy!

Chẳng có dưa muối, cũng không cần sốt Tiêu đen, sốt Tứ Xuyên mà điều tạo nên sự “bùng nổ” ở bánh mì xưa là muối tiêu.

Văn hoá người Hà Nội vốn ăn nhạt hơn so với các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, khi ăn bánh mì pate truyền thống mà thấy nhạt thì muối tiêu là sự lựa chọn hợp lí nhất cho chiếc bánh mì thêm tròn vị.

Khi rắc muối khó thể nào đều được, do đó có chỗ đậm chỗ nhạt giúp kích thích vị giác, lạ miệng khiến trải nghiệm món ăn có phần thú vị hơn, đặc sắc hơn.

Còn phần bánh mì phải được nướng giòn, ăn kèm cùng pate nhưng chuẩn phải là pate kiểu Tôn Đản – nguyên gốc là pate “mậu dịch” dành cho cán bộ cấp cao bán ở phố Tôn Đản. Miếng pate chắc chắc, rõ gan, phía trên miếng pate thì có mỡ - giúp cho miếng pate ngậy, béo. Đặc trưng miếng pate Tôn Đản có mỡ gáy phủ ở trên, thái miếng lát mỏng cho chút muối, chút tiêu ăn kèm cùng bánh mì là “bao đổ”.

Xúc xích đỏ và thịt xá xíu là thành phần không thể không kể đến trong ổ bánh mì truyền thống. Xúc xích đỏ là một điểm đặc trưng nhất của bánh mì truyền thống Hà Nội được làm từ những miếng bì lợn ngon sạch sẽ sau khi được vệ sinh và tẩm ướp cầu kỳ với một lớp vỏ hồng hào căng mọng đầy quyến rũ, khi ăn chúng ta có thể thấy được sự giòn dai và thơm nức mũi mà không thể nhận ra mùi hương được tạo bởi nguyên liệu gì.

Với xá xíu Hà Nội là xá xíu khô, không thêm các loại sốt nào. Hương vị đặc biệt đến từ các loại hương liệu: muối, ngũ vị hương và những loại gia vị bí truyền khác. Chọn thịt phải là thịt tươi, đỏ hồng, phần mỡ với phần nạc so le đều, dù để thịt khô nhưng ăn vẫn có độ mềm từ phần mỡ chảy ra, vị thơm, vị ngọt cảm nhận rất rõ nét.

Thêm nữa, trong ổ bánh đầy đủ có cả ruốc ăn kèm chỉ với dưa leo, rau mùi đỡ ngấy và dành cho ai muốn thêm cay có thể ăn cùng với tương ớt. Nhưng tương ớt là tương ớt dầu dược làm từ ớt tươi, ăn cay dịu, rất thơm và chua nhẹ.

Đấy, chỉ vậy thôi, với nguyên liệu rất đơn giản, dễ tìm nhưng khi kết hợp tất cả với nhau lại ra đời một món ăn ngây ngất lòng người, ăn hoài không chán. Từ ổ bánh mì như vậy đã phát triển đến hàng trăm biến tấu khác nhau nhưng cũng vì vậy mà ổ bánh mì nguyên bản dần bị thất truyền.

Người Hà Nội đã từng thưởng thức, lớn lên và trưởng thành cùng kiểu bánh mì “cổ hủ” ấy thì chắc hẳn sẽ có sự nhớ nhung, so sánh. Để kiếm lại chút hương vị xưa thì việc chạy mấy cây số quanh thành phố họ cũng sẵn sàng.

Nhưng sao phải đi đâu xa để tìm lại hàng bánh mì mang đậm chất truyền thống, trong khi nằm ngay lòng Hà Nội, cụ thể hơn tại 23 Trần Hoà, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội (ngay gần cầu Lủ)  – Bánh mì Vũ Như - một trong những cửa hàng bán bánh mì pate kiểu xưa ít ỏi còn sót ở Thủ đô, mang khao khát giữ lại hương vị xưa và truyền bá rộng rãi hơn về món bánh mì pate chính gốc đã từng mang danh tứ phương một thời có hương vị ra sao.

 

 

Viết bình luận của bạn:
Facebook https://patetruyenthonghanoi.com/ Zalo https://patetruyenthonghanoi.com/ hotline
popup

Số lượng:

Tổng tiền: